Rất nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn thường trả lời rất tốt ở phần câu hỏi của nhà tuyển dụng, nhưng lại chưa thật sự thể hiện tốt ở phần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Đây cũng là một phần rất quan trọng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá về năng lực và thái độ tích cực của bạn ở vị trí ứng tuyển đó và quyết định có tuyển dụng ứng viên đó hay không.
Vậy các ứng viên nên đặt câu hỏi phỏng vấn xin việc như nào khi đi phỏng vấn? Để Skale mách cho bạn một vài mẹo nhỏ giúp bạn tăng phần trăm thông qua vòng phỏng vấn hơn nhé.
Tại sao ứng viên nên chủ động đặt câu hỏi khi đi phỏng vấn xin việc?
Thông thường trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra một số câu hỏi cho ứng viên. Họ muốn thông qua câu trả lời để có thể đánh giá được năng lực cũng như thái độ của ứng viên đó đối với công việc và doanh nghiệp, thay vì chỉ hoàn thành những câu hỏi được đặt ra, thì ứng viên nên chủ động đặt ra những câu hỏi khi đi phỏng vấn xin việc.
Câu hỏi phỏng vấn xin việc không chỉ là đặt ra những câu hỏi, mà còn là cuộc đối thoại trao đổi thêm thông tin giữa ứng viên và nhà tuyển dụng, vì thế nên có sự giao tiếp linh hoạt thay vì chỉ trả lời cứng nhắc như thông thường. Việc ứng viên đặt câu hỏi cũng sẽ thể hiện được ứng viên đó đã chuẩn bị chu đáo cho buổi interview, hơn nữa bạn sẽ được đánh giá cao hơn về sự chuẩn bị tốt, tìm hiểu và nghiên cứu về doanh nghiệp cũng như vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Đối với việc ứng viên đặt ra câu hỏi cũng sẽ phần nào giúp ứng viên được giải đáp thắc mắc về doanh nghiệp cũng như môi trường sau này mình sẽ đồng hành, từ đó giúp ứng viên dễ dàng hiểu hơn về doanh nghiệp và môi trường đó và đưa ra được quyết định bản thân có phù hợp để gắn bó với doanh nghiệp hay môi trường này hay không.
Top những câu hỏi phỏng vấn xin việc ứng viên nên hỏi khi đi phỏng vấn
Với những vấn đề nêu trên, hẳn các ứng viên cũng rất quan tâm về những câu hỏi phỏng vấn xin việc, dưới đây là những câu hỏi giúp ứng viên có thể tham khảo thêm, giúp cho ứng viên có thể tự tin hơn cũng như ghi điểm thêm trong mắt nhà tuyển dụng ví dụ như:
1. Hỏi về doanh nghiệp hoặc công ty
Để thể hiện sự quan tâm, thành ý cũng như mong muốn gắn bó lâu dài của mình với công ty mà mình đang phỏng vấn khi đi xin việc, ứng viên có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây:
Có thể cho em biết định hướng phát triển của công ty mình trong vòng 5 – 10 năm tới?
Anh/Chị thấy thế mạnh của công ty mình là gì?
Công ty có dự định phát triển thêm sản phẩm mới trong tương lai không?
2. Hỏi về vị trí ứng tuyển của bản thân
Ngoài những thông tin về doanh nghiệp hoặc công ty, thì vị trí mà bạn ứng tuyển cũng là vấn đề bạn nên quan tâm đến. Không chỉ những thông tin trên bản mô tả công việc, bạn nên tìm hiểu chi tiết hơn về công việc mình sẽ ứng tuyển để có thể chuẩn bị cho mình tinh thần tốt nhất nếu có thể đi làm, bạn hoàn có thể đưa ra vài câu hỏi như:
- Mong muốn của nhà tuyển dụng với ứng viên cho vị trí này là gì?
- Trách nhiệm mà công ty yêu cầu với nhân viên đảm nhận vị trí này là gì?
- Có cần phải đi công tác thường xuyên hay không?
- Thời gian làm việc của công ty nếu ứng viên nhận việc sẽ như thế nào?
3. Câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến công việc đang ứng tuyển
Để thể hiện được sự quan tâm tới vị trí công việc bản thân đang ứng tuyển, bạn nên thể hiện được thái độ cầu tiến của mình trong suốt buổi phỏng vấn thông qua một số câu hỏi như:
- KPIS được tính dựa trên những tiêu chí gì?
- Nếu bản thân được nhận thì sẽ báo cáo công việc diễn ra như thế nào?
4. Thời gian sẽ nhận được kết quả phỏng vấn
Sau khi đưa ra những câu hỏi phỏng vấn xin việc nhằm trao đổi những thông tin của 2 bên xong, thì lúc này việc ứng viên sẽ phải quan tâm đến là kết quả phỏng vấn. Thông thường kết quả phỏng vấn sẽ tùy theo phía nhà tuyển dụng, khoảng từ 3-7 ngày, nhưng để tăng tính chủ động cho ứng viên bạn có thể đặt ra một vài câu hỏi như:
- Tôi có thể liên lạc với nhân sự để có thể biết thêm về thông tin phỏng vấn này không?
- Khoảng thời gian nào sẽ có kết quả phỏng vấn chính thức.
5. Cuối cùng là hỏi về mức lương
Vấn đề lương luôn là điều mà mọi người đều rất quan tâm khi ứng tuyển một vị trí nào đó, đó là thành quả của công sức và sự cố gắng của ứng viên đã bỏ ra để đạt được, nó cũng là quyền lợi thiết yếu của ứng viên nên các bạn cần làm rõ:
- Mức lương mà ứng viên được nhận se là mức lương net hay gross?
- Nếu có KPIs thì đạt được KPIs thì mức lương thưởng sẽ được tính như nào?
- Yêu cầu nào với ứng viên nếu được nhận và được nhận mức lương đó.
Những câu nên tránh hỏi khi đi phỏng vấn xin việc
Bên cạnh những câu hỏi nên hỏi thì song song đó cũng sẽ có những câu hỏi cần tránh hỏi khi đi phỏng vấn xin việc, để không làm mất không khí cũng như bị nhà tuyển dụng đánh giá sai sót không đáng có.
1. Những câu chuyện riêng tư
Hỏi về những câu chuyện riêng tư nghĩa là những câu chuyện không liên quan đến công việc hoặc doanh nghiệp, đây là điều không nên có trong môi trường công sở không nên nhắc tới. Vì thế để tránh những đánh giá không hay hoặc gây ấn tượng không tốt, việc chủ động hỏi những vấn đề này sẽ phần nào làm nhà tuyển dụng có thể đánh giá sai về bạn.
2. Hỏi về thời gian sẽ được tăng lương
Trong quá trình phỏng vấn nếu bạn chỉ quan tâm và hỏi tới vấn đề tăng lương và thăng chức sẽ phần nào thể hiện rằng bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân chứ không vì sự phát triển chung, nhà tuyển dụng rõ ràng có thể đánh giá bạn không tốt bởi bạn vẫn chưa cống hiến gì cho công ty nhưng lại đòi hỏi vật chất từ công ty.
Tạm kết
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn xin việc mà bạn nên và không nên hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn, cũng đã phần nào đưa ra giải pháp giúp ứng viên tự tin hơn và tránh mắc những lỗi sai không đáng có trong cuộc phỏng vấn của mình. Những câu hỏi hay hơn và thông minh hơn sẽ còn tùy thuộc vào tư duy của mỗi người, Skale chúc các bạn ứng viên có thể hoàn thành một buổi phỏng vấn thật xuất sắc và tìm được công việc phù hợp cho chính mình.
Xem thêm: TỔNG HỢP 40 CÂU HỎI PHỎNG VẤN HAY NHẤT DÀNH CHO NHÀ TUYỂN DỤNG