Đánh giá nhân viên là một trong những công việc vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý và đánh giá đúng chất lượng nhân sự hiện tại để có thể xây dựng được chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự phù hợp.
Vậy đâu là các tiêu chí đánh giá nhân viên chính xác và đầy đủ nhất dành cho các doanh nghiệp? Hãy cùng Skake tìm hiểu cụ thể về các tiêu chí đánh giá nhân sự tại các doanh nghiệp hiện nay.
1. Đánh giá nhân viên là gì?
Đánh giá nhân viên là công việc của người quản lý nhằm kiểm tra, giám sát quy trình làm việc của nhân viên có hiệu quả hay không? có đạt được những tiêu chí, yêu cầu đã đề ra hay không?
Từ đó giúp nhà quản lý dễ dàng đưa ra kế hoạch để cải thiện chất lượng trong công việc như: Năng lực để hoàn thành công việc cũng như thái độ trong quá trình làm việc.
2. Các tiêu chí giúp doanh nghiệp đánh giá được nhân viên
Có rất nhiều tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên theo từng vị trí khác nhau. Nhưng các tiêu chí chuẩn và thường dùng để đánh giá nhân viên bao gồm hai tiêu chí sau:
2.1 Thái độ làm việc của nhân viên
a. Tính trung thực
Ngày nay, trung thực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ vị trí tuyển dụng nào của doanh nghiệp. Một nhân viên khi trung thực với công việc, doanh nghiệp, cấp trên của mình, là nhân viên luôn nhận được sự tin tưởng của mọi người và luôn được trao phó những công việc lớn bởi vì họ luôn nói đúng, làm đúng những kế hoạch đã đề ra.
b. Nhiệt tình trong công việc
Nhiệt tình trong công việc là sự tận tụy, hăng say làm việc không ngại gian khổ, khó khăn và luôn hoàn thành tốt công việc của mình cũng như giúp đỡ người khác khi họ cần.
Nhiệt tình trong công việc là một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên rất quan trọng. Tiêu chí này sẽ giúp không khí làm việc khẩn trương và chuyên nghiệp hơn và những nhân viên nhiệt tình, chu đáo cũng sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn.
Một nhân viên luôn nhiệt tình với công việc sẽ luôn làm việc cẩn thận, tỉ mỉ và đặt hết công tâm của mình vào công việc đó. Họ sẽ luôn tìm ra cách để hoàn thành công việc của mình tốt nhất, vượt qua yêu cầu của cấp trên. Họ cũng sẽ là người sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp khi cần. Các cấp trên cũng sẽ yên tâm hơn khi giao bất kỳ công việc nào cho họ.
c. Tính tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng
Nhà quản lý có thể đánh giá thái độ tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng của nhân viên thông qua các hoạt động, hành vi và lời nói hàng ngày như:
- Thái độ lịch sự, chân thành và cởi mở trong giao tiếp, các mối quan hệ.
- Biết tôn trọng các ý kiến của đồng nghiệp, khách hàng.
- Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ đồng nghiệp và những người xung quanh.
- Không có thái độ xúc phạm với đồng nghiệp, khách hàng.
d. Tính chuyên cần trong công việc
Biết quản lý thời gian hiệu quả là yếu tố quan trọng đánh giá sự chuyên nghiệp của một nhân viên. Các nhà quản lý sẽ đánh giá ứng viên chỉ với việc đúng giờ ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên. Bởi lẽ, người luôn đúng giờ sẽ có tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả, tôn trọng và không làm mất thời gian của người khác.
e. Ý chí cầu tiến trong công việc
Ý chí cầu tiến trong công việc chính là mức độ mong muốn hoàn thành công việc của nhân viên đó. Một nhân viên nếu thiếu đi sự cầu tiến trong công việc sẽ không bao giờ có thể làm bản thân mình và doanh nghiệp tốt nên được.
Ngược lại, nếu nhân viên có ý chí cầu tiến sẽ được các nhà quản lý đánh giá cao. Họ thể hiện điều này qua thái độ làm việc hết mình, không bao giờ thỏa mãn với những gì đạt được. Đây cũng là những người luôn biết học hỏi từ những người khác, tự mình tìm ra những cách làm hiệu quả hơn, không ngừng trau dồi và phát triển.
f. Sự lạc quan trong công việc
Người lạc quan là người luôn tin tưởng vào công việc của mình, đó là những người luôn biết cách tự tạo niềm vui trong công việc để vượt qua những khó khăn, rào cản khi công việc không được thuận lợi. Những người có tinh thần lạc quan sẽ thường có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hơn.
g. Tính cẩn thận trong công việc
Việc cẩn thận và chăm chút cho công việc sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin tưởng từ đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ thừa, cấp trên sẽ trở nên khó chịu khi bạn cứ lặp lại những lỗi sai, sẽ chẳng ai muốn nhắc đi nhắc lại bạn một lỗi sai nhỏ do bạn bất cẩn cả.
Bạn nên tập cho mình thói quen cẩn thận trong mọi việc, vì nó sẽ giúp ích cho bạn ngay cả trong cuộc sống chứ không riêng trong công việc.
2.2 Năng lực làm việc của nhân viên
a. Mức độ làm việc
Mức độ làm việc của nhân viên được đánh giá dựa trên công việc và thời gian làm việc của nhân viên. Trong tiêu chí này người quản lý sẽ đánh giá được hiệu quả trong công việc của nhân viên dựa vào KPI họ đặt ra phù hợp với vị trí cũng như công việc của mỗi nhân viên khác nhau.
b. Phát triển trong công việc
Qua KPI mà người quản lý đặt ra để đánh giá mức độ làm việc của nhân viên, họ sẽ thấy được sự phát triển của nhân viên trong công việc cụ thể như:
- Nhân viên đạt được mục tiêu công việc trước hay sau thời hạn.
- Nguyện vọng của nhân viên khi gắn bó với doanh nghiệp.
- Những khó khăn mà nhân viên đang mắc phải trong công việc.
Từ đó, người quản lý sẽ dễ dàng hỗ trợ hoặc đào tạo nhân viên của mình về chuyên môn cũng như phát triển được nhiều hơn.
Sự phát triển của một nhân viên có thể góp phần cho sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đào tạo được nhiều nhân viên giỏi, dựa vào những chuyên môn giỏi của nhân viên thì doanh nghiệp đó sẽ là một doanh nghiệp phát triển.
c. Mức độ hoàn thành công việc
Mức độ hoàn thành công việc là cơ sở để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó sẽ đưa ra những kế hoạch đào tạo cũng như nâng cao kỹ năng, năng lực của nhân viên lên một tầm cao mới.
Việc đánh giá nhân viên nên được tiến hành hàng tháng và hàng quý và hàng năm trong các công ty để đảm bảo người quản lý có thể nắm rõ được năng lực cũng như thái độ của nhân viên. Từ đó đưa ra những điều chỉnh về nhân sự cũng như những cải cách về chính sách phù hợp khi cần thiết.
Trên đây là một số chia sẻ của Skale về việc đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết trên mục blog của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều kiến thức về quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhé!
Xem thêm: Cách để hồ sơ năng lực cá nhân ấn tượng với nhà tuyển dụng