Bài test đánh giá năng lực nhân viên là một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự của một tổ chức. Về tính cách, năng lực, thái độ của một nhân viên có mối quan hệ mật thiết tới sự phối hợp và hiệu quả làm việc của họ.
Bài test đánh giá năng lực nhân viên là một công cụ quan trọng trong quản lý nhân sự của một tổ chức.
Vậy việc đánh giá nhân viên có thật sự cần thiết trong một tổ chức, và lợi ích mà bài đánh giá đem lại là gì? Đây là điều mà các nhà quản trị ngày càng quan tâm nhằm hướng tổ chức hoạt động hiệu quả hơn, cải thiện mối quan hệ giữa nhân sự và chủ doanh nghiệp.
1. Bài test đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Bài test đánh giá nhân viên là một bản báo cáo tổng kết hoạt động của nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Bài đánh giá thường được thực hiện hàng năm hoặc theo chu kỳ định kỳ khác và được sử dụng để đánh giá năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng và hiệu suất làm việc của từng nhân viên.
Bài đánh giá cũng đề cập đến các điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên, đưa ra đề xuất cải tiến hoặc phát triển để giúp nhân viên nâng cao kỹ năng và hiệu suất làm việc trong tương lai. Nội dung của bài đánh giá thường bao gồm mục tiêu làm việc, thành tích đạt được, kỹ năng chuyên môn, khả năng làm việc độc lập và trong nhóm, đóng góp cho tổ chức, đánh giá 360 độ từ đồng nghiệp, cấp trên và cấp dưới.
2. Tại sao nên sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên?
2.1 Giảm thiểu sự nhận định chủ quan, đảm bảo tính khách quan trong quá trình nhận xét đánh giá nhân viên
Các bài test đánh giá năng lực nhân viên sẽ là cơ hội cho nhà tuyển dụng phát hiện, tận dụng, đo lường những thông tin mà ứng viên chưa thể hiện hết qua hồ sơ ứng tuyển. Đồng thời, những khả năng của người thực hiện bài kiểm tra như khả năng chịu áp lực, tư duy logic,… sẽ được thể hiện chính xác nhất trước nhà tuyển dụng. Nhờ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khách quan và toàn diện hơn về những điểm mạnh và cả điểm yếu mà ứng viên sở hữu.
Tại sao cần sử dụng bài đánh giá năng lực?
2.2. Tiết kiệm thời gian lẫn chi phí cho tổ chức
Thông thường, các tổ chức doanh nghiệp sẽ mất khá nhiều thời gian, chi phí đào tạo và thay thế nhân sự trong trường hợp chưa tìm được nhân sự thay thế chính xác cho vị trí ấy. Các bài đánh giá này sẽ là phương pháp giúp doanh nghiệp tìm đúng người dùng đúng việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí dành cho doanh nghiệp.
2.3. Đánh giá mức độ phù hợp với văn hóa, giúp phát huy tiềm năng và gắn kết lâu dài của nhân viên
Hiện nay, hầu hết các tổ chức sẽ lựa chọn ứng viên thông qua việc so sánh trình độ kiến thức, bề dày kinh nghiệm và các kỹ năng chuyên môn. Điều đó khiến việc tuyển dụng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để việc “tuyển dụng được thành công” thì còn cần thêm nhiều yếu tố khác như: sự phù hợp với văn hóa, các kỹ năng mềm khác,…
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng doanh nghiệp lựa chọn một ứng viên giàu chuyên môn thay vì ứng viên có khả năng thay đổi bản thân dựa vào hoàn cảnh, nhưng trong thực tế, một ứng viên tiềm năng không phải là người có thành tích nổi bật mà là những ứng viên tuy có ít kinh nghiệm nhưng lại có thái độ và khả năng hợp tác tốt.
2.4. Trở thành thông tin hữu ích hỗ trợ cấp quản lý trong các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên
Doanh nghiệp thường có xu hướng muốn giữ chân nguồn nhân sự, để có thể đào tạo và phát triển. Nhờ vào bài test đánh giá năng lực nhân viên, doanh nghiệp sẽ thu được các thông số dữ liệu về năng lực, tính cách của từng nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có các kế hoạch đào tạo và phát triển dựa trên tiềm năng của mỗi nhân viên và có thể cân nhắc nhân viên lên những vị trí phù hợp. Từ đó, giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng, đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp.
3. Các bài test đánh giá năng lực nhân viên phổ biến hiện nay
3.1. Bài test đánh giá dựa vào năng lực hành vi
Bài kiểm tra này được biết đến nhiều với tên gọi bài Trắc nghiệm MBTI. Qua hình thức kiểm tra, nhà tuyển dụng có thể hiểu rõ hơn về con người, tính cách, phẩm chất của ứng viên để sắp xếp họ vào vị trí hợp lý nhất.
Mục đích của bài kiểm tra tính cách là nhận diện hành vi và phân loại nhóm tính cách của một người tại nơi làm việc doanh nghiệp bằng cách đánh giá sự hòa hợp với đội nhóm, văn hóa công ty. Việc xác định nhóm tính cách của ứng viên giúp cấp quản lý phát triển các cách thức tiếp tiếp cận và quản lý, tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng, cũng như có sự định hướng nghề nghiệp, có kế hoạch đào tạo, bố trí phân công công việc và xây dựng đội nhóm hiệu quả.
Mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra được thiết kế để ứng viên đưa ra lựa chọn một câu trả lời phù hợp nhất trong số đó. Một điều thú vị là bài kiểm tra này không phân biệt đúng – sai. Điều khiến nhà tuyển dụng quan tâm khi ứng viên thực hiện bài kiểm tra này là quan điểm, thái độ của ứng viên có phù hợp với vị trí công việc và văn hóa công ty hay không.
Hệ thống Extended DISC® tập trung vào việc giúp các tổ chức thu hẹp khoảng cách giữa vốn nhân lực và khả năng thực thi các mục tiêu kinh doanh, củng cố sự hợp tác giữa nhân sự và chủ doanh nghiệp.
Phát triển từ mô hình DISC truyền thống, mô hình Extended DISC® mở rộng đang được sử dụng bởi các công ty hàng đầu trên thế giới không chỉ phân tích hành vi có ý thức mà còn có thể chạm đến hành vi vô thức của con người. Từ đó, cung cấp những công cụ và thông tin có thể giúp:
- Phát triển lãnh đạo.
- Xây dựng một lực lượng bán hàng bách chiến
- Ra các quyết định hiệu quả.
- Huấn luyện đội ngũ kế thừa.
- Thu hút và giữ người tài.
- Kết hợp hành vi và năng lực.
- Củng cố quan hệ nội bộ.
- Quản lý những thế hệ khác nhau tại nơi làm việc.
- Giao tiếp hiệu quả trong môi trường đa văn hóa.
- Tăng sự gắn kết của nhân viên.
- Thống nhất chiến lược phù hợp mà không có tranh cãi nội bộ
- Hướng chiến lược cùng với con người để đạt được hiệu quả cao.
Các bài test đánh giá năng lực phổ biến ngày nay
3.2. Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy
Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy nhằm để đánh giá khả năng tư duy và nhận thức, nhằm xác định ứng viên có phù hợp với vị trí công việc đó hay không. Bài kiểm tra năng lực tư duy tập trung chủ yếu vào khả năng tư duy, lý luận và nhận thức, qua đó xem xét về độ phù hợp của kỹ năng mà ứng viên có với kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc đó.
Bài kiểm tra đánh giá năng lực tư duy được thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đánh giá chính xác, khách quan tốc độ và khả năng xử lý thông tin của ứng viên. Nhà tuyển dụng có thể kết hợp một hoặc nhiều các dạng bài test dưới đây:
- Kiểm tra tính toán nhanh.
- Kiểm tra khả năng xử lý tình huống.
- Kiểm tra khả năng tư duy logic.
- Kiểm tra về tư duy biểu đồ…
3.3. Bài test đánh giá năng lực chuyên môn
Mục đích của bài test đánh giá năng lực chuyên môn nhằm kiểm tra kiến thức công việc của từng ứng viên giúp doanh nghiệp đo lường được chuyên môn, kiến thức của ứng viên trong một lĩnh vực cụ thể. Thường bài test này được nhà tuyển dụng sử dụng khi tuyển ứng viên cho những vị trí cần kiến thức chuyên môn cao. Chẳng hạn: một ứng viên ứng tuyển vào vị trí kế toán cần phải biết sử dụng Excel,…
Vậy làm cách nào để doanh nghiệp có thể sử dụng bài test đánh giá ứng viên một cách hiệu quả nhất? Đó là sử dụng bài test đánh giá năng lực nhân viên từ bên thứ ba kết hợp cùng phần mềm quản lý hiệu suất sẽ là sự kết hợp không thể tuyệt vời hơn với những doanh nghiệp muốn tối ưu hiệu suất lao động của nhân viên, cải thiện kết quả kinh doanh của tổ chức.
4. Bài test đánh giá năng lực nhân viên kết hợp cùng phần mềm quản lý công việc như thế nào?
Phần mềm quản lý công việc là phần mềm chuyên dụng được thiết kế nhằm giúp doanh nghiệp có thể theo dõi, lên kế hoạch, tổ chức, quản lý nhiều khía cạnh khác của dự án như quản lý nhân sự, quản lý nguồn tài nguyên, chăm sóc khách hàng…
Thông qua các phần mềm quản lý công việc, không những người quản lý dự án có thể nắm bắt thông tin, xử lý các công việc hiệu quả mà những nhân viên cũng có thể theo dõi, nâng cao khả năng tương tác, và tăng hiệu suất công việc. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều cần trang bị cho mình một phần mềm quản lý hiệu suất.
Bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp, đều cần thiết lập một quy trình quản lý hiệu quả
Bài test đánh giá năng lực nhân viên kết hợp cùng phần mềm quản lý công việc, sẽ là sự kết hợp hoàn hảo để giúp doanh nghiệp thúc đẩy và tối ưu hiệu quả quy trình quản lý công việc:
- Quản lý đồng bộ hệ thống dữ liệu.
- Báo cáo tiến độ công việc.
- Giám sát quá trình làm việc của nhân viên.
- Giao việc cho nhân viên.
- Giúp doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát mục tiêu công việc và tương tác hai chiều thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
Phần mềm quản lý công việc đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Theo thực tế, những lý do mà doanh nghiệp không nên bỏ qua phần mềm quản lý công việc:
- Hơn 20% nhân viên tin rằng, cách quản lý hiệu quả làm việc hiện nay thúc đẩy họ làm việc vượt trội.
- 70% lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tin cần cải thiện quản lý hiệu quả làm việc.
- Bên cạnh đó, 94% CEO tin rằng ứng dụng công nghệ vào quản lý hiệu quả làm việc sẽ cải thiện kết quả kinh doanh của công ty.
Để có thể tạo nên một tổ chức hoàn hảo và vững chắc, chắc chắn cần phải có sự chỉ huy hợp lý từ các lãnh đạo.
Không chỉ riêng các tổ chức, bất kỳ mọi công việc nào cũng cần phải có sự chỉ đạo để có thể sắp xếp mọi thứ vào đúng với từng vị trí phù hợp. Vì vậy, bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp đều cần thiết lập một quy trình quản lý hiệu quả.
Làm cách nào để doanh nghiệp có thể nắm rõ được các quy trình quản lý công việc và thực hiện nó một cách hiệu quả?
Sẽ không còn là vấn đề khó khăn khi nhà quản lý nắm bắt được những yếu tố cơ bản, cũng như biết ứng dụng phần mềm quản lý công việc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Một trong những phần mềm quản lý hiệu quả công việc được các doanh nghiệp tin chọn không thể kể đến Phần mềm Quản lý hiệu quả công việc SKALE PERFORMANCE – một sản phẩm thuộc Công ty Cổ phần SKALE đã và đang được khách hàng đánh giá cao nhờ dịch vụ chất lượng, thiết kế đẹp, thân thiện, tiết kiệm thời gian với các tính năng hiện đại giúp người dùng có thể nâng cao quy trình quản lý công việc.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các doanh nghiệp cũng đã trả lời được câu hỏi “Bài test đánh giá năng lực nhân viên có thật sự quan trọng”?
Để xây dựng được một quy trình vững chắc và thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng phát triển. Doanh nghiệp nên sử dụng các bài test đánh giá, nhằm góp phần đánh giá chính xác và xây dựng phương án phát triển năng lực phù hợp cho mỗi doanh nghiệp. Vì nguồn vốn nhân lực chính là chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp có thể đạt được những bước tiến quan trọng trong thành tựu kinh doanh.
Xem thêm: CÔNG TY SĂN ĐẦU NGƯỜI LÀ GÌ? TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY SĂN ĐẦU NGƯỜI