Để một doanh nghiệp có thể ngày càng phát triển thì hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên là một yếu tố không thể thiếu. Ngày nay, doanh nghiệp thường sẽ chú trọng vào việc đầu tư vào nguồn nhân lực thay vì đầu tư, đổi mới các thiết bị kỹ thuật hay các yếu tố khác. Vậy làm cách để doanh nghiệp có thể sở hữu những nhân viên chất lượng cao đồng thời phát triển năng lực nhân viên? Hãy cùng SKALE tìm hiểu bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc.
1.Phát triển năng lực nhân viên như thế nào?
1.1 Định nghĩa về năng lực
Doanh nghiệp thường yêu cầu nhân viên phải có năng lực cao, đòi hỏi rất nhiều yếu tố nhưng thực chất không hiểu đúng về năng lực.
Năng lực được định nghĩa là khả năng và kinh nghiệm để hoàn thành một công việc, nhiệm vụ hoặc chức vụ nhất định. Năng lực có thể bao gồm các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tư duy sáng tạo, tính cách và đức tính cần thiết để làm việc hiệu quả trong một lĩnh vực hoặc công việc cụ thể. Quan trọng nhất sẽ bao gồm 3 yếu tố: Kỹ năng, Kiến thức và Thái độ.
Theo mô hình ASK cho biết, trong quá trình đánh giá năng lực Kiến thức chỉ chiếm khoảng 15%, phần còn lại thuộc về Kỹ năng và Thái độ. Hay người ta thường ví năng lực của con người như một tảng băng, bao gồm 2 phần:
- Phần nổi chiếm khoảng 10% – 20%: là những nền tảng về kiến thức, những thứ mà chúng ta được giáo dục, đào tạo,… có thể nhận biết được thông qua các hình thức như phỏng vấn, quan sát, đánh giá và theo dõi qua sổ sách.
- Phần chìm chiếm từ 80% – 90%: là những phần tiềm ẩn bên trong con người, chỉ được phát huy và nhận thấy trong quá trình làm việc như lối tư duy, đặc tính hành vi, sở thích nghề nghiệp, sự phù hợp công việc,…
1.2 Định hướng phát triển năng lực cá nhân
Khi định hướng phát triển năng lực nhân viên, cần phải xem xét đến 2 yếu tố chính sau:
- Mục tiêu của doanh nghiệp
- Nguyện vọng của nhân viên
Cả hai yếu tố đều quan trọng như nhau, đừng nên bỏ qua hay xem nhẹ bất kỳ yếu tố nào. Vì nếu như bạn phớt lờ nguyện vọng nhân viên thì họ sẽ không có thái độ làm việc tích cực, không năng động, và tiếp thu kiến thức một cách rất thụ động. Còn nếu bạn bỏ qua mục tiêu của doanh nghiệp đề ra thì năng lực mới của nhân viên sẽ trở nên vô nghĩa, vô dụng vì không có “đất” để phát huy thực lực.
Ngoài ra, trong quá trình làm việc, nếu nhân viên không thể nhận ra những khuyết điểm của mình, họ không thể tự đánh giá và không biết được mình cần phát triển năng lực gì. Lúc này các nhà quản lý cần xuất hiện để trở thành một cố vấn giúp cho nhân viên hiểu rõ được vấn đề và hỗ trợ họ phát triển.
Dưới tác động của môi trường làm việc cùng với tính cách cá nhân, một số nhân viên có thể ngại đưa ra ý kiến, không dám nói lên suy nghĩ của mình. Do đó, các nhà lãnh đạo, quản lý cần phải tạo ra một môi trường làm việc năng động tích cực cho nhân viên.
Các nhà lãnh đạo có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để tạo ra một môi trường làm việc tích cực:
- Quản lý nên công nhận năng lực và khen thưởng đúng lúc, kịp thời.
- Nên tạo cơ hội cho các nhân viên học tập và phát triển bằng cách cho phép nhân viên phạm lỗi sai, nhưng không được lặp lại những sai lầm đó dù đã được nhắc nhở, chỉ dẫn.
- Bản thân những người lãnh đạo phải xây dựng được uy tín bản thân để nhân viên tự nguyện noi theo và làm việc.
2. Tại sao doanh nghiệp cần phải phát triển năng lực nhân viên?
a. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực luôn là vấn đề cần thiết
Con người được xem là lực lượng chính của mỗi doanh nghiệp, không có con người thì doanh nghiệp không thể hoạt động, không thể ứng dụng tri thức vào thực tế. Nhân lực còn là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và giá thành của sản phẩm.
b. Đào tạo các thế hệ lãnh đạo tiếp theo
Trong số các nhân viên tại doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có những người mang đủ tố chất của một lãnh đạo trong tương lai. Vì vậy, việc phát triển năng lực nhân viên giúp họ sớm thể hiện ra những khả năng tiềm ẩn và phát huy năng lực của mình một cách tối đa.
c. Phát triển năng lực nhân viên giúp nâng cao được hiệu suất công việc
Khi nhân viên được trải qua việc đào tạo và phát triển năng lực bản thân. Thì việc trang bị đầy đủ các kỹ năng kiến thức cần thiết để thực hiện công việc một cách nhanh gọn, hiệu quả giúp tăng chất lượng của sản phẩm/dịch vụ. Nhờ đó mà hiệu suất công việc được nâng cao hơn.
d. Phát triển năng lực nhân viên giúp nâng cao tinh thần cho nhân viên
Nhân viên khi được trải qua đào tạo và phát triển năng lực, việc đó sẽ là chất xúc tác đến tinh thần của họ. Họ sẽ cảm thấy mình có cơ hội để phát triển tại Công ty, từ đó sẽ ngày càng cống hiến và làm việc hiệu quả hơn, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
3. Xây dựng khung năng lực hiệu quả để nâng cao việc phát triển năng lực nhân viên
Bước 1: Xác định mục đích xây dựng khung năng lực
Để xây dựng khung năng lực hiệu quả, cần xác định mục đích xây dựng khung năng lực một cách rõ ràng. Mục đích này có thể là:
- Giúp nhân viên hiểu rõ hơn về các kỹ năng và năng lực cần thiết để làm việc hiệu quả trong công việc của họ.
Cung cấp cho nhà quản lý thông tin về các kỹ năng và năng lực của nhân viên, giúp họ có thể đưa ra các quyết định phù hợp về định hướng phát triển năng lực và phân công công việc. - Tạo ra một tiêu chuẩn chung về các kỹ năng và năng lực trong công ty, giúp đảm bảo tính đồng nhất trong việc đánh giá năng lực và phát triển năng lực.
- Giúp nhân viên và nhà quản lý có thể xác định những kỹ năng và năng lực cần thiết để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của họ trong tương lai.
- Mục đích của việc xây dựng khung năng lực phải được xác định rõ ràng để đảm bảo khung năng lực đáp ứng được các nhu cầu của công ty và nhân viên.
Bước 2: Chuẩn hóa doanh nghiệp
Việc chuẩn hóa cơ cấu tổ chức, hệ thống chức danh và chức năng, nhiệm vụ ở mỗi vị trí là cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng khung năng lực hiệu quả. Nếu không có sự chuẩn hóa rõ ràng, nhân viên sẽ không hiểu được nhiệm vụ của mình là gì, cần phải có những năng lực gì để hoàn thành công việc, dẫn đến hiệu suất làm việc không đạt được kết quả như mong đợi.
Bước 3: Xây dựng bộ từ điển năng lực
Để xây dựng bộ từ điển năng lực, doanh nghiệp có 2 cách tiếp cận: thiết kế mới hoàn toàn hoặc sử dụng bộ từ điển có sẵn.
Nếu doanh nghiệp muốn thiết kế mới hoàn toàn bộ từ điển năng lực, họ có thể tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu thực tế từ các vị trí công việc khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm các nhiệm vụ và kỹ năng cần thiết để hoàn thành chúng.
Sau đó, các nhà quản lý có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, khảo sát, quan sát trực tiếp để xác định các năng lực và cấp độ của chúng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng được bộ từ điển năng lực phù hợp với thực tế của mình.
Nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm thời gian và công sức, họ có thể sử dụng các mẫu từ điển năng lực có sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, việc sử dụng các mẫu này có thể không phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp, do đó, họ cần phải đánh giá kỹ trước khi áp dụng.
Kết quả cần đạt của bước này đó là định nghĩa các năng lực cần có của doanh nghiệp và mô tả các cấp độ của nó.
Bước 4: Xây dựng khung năng lực cho từng vị trí
Việc xác định năng lực cần có là rất quan trọng để xây dựng khung năng lực hiệu quả. Từ việc phân tích công việc và yêu cầu năng lực cần thiết, doanh nghiệp có thể xác định được những năng lực quan trọng và phù hợp nhất với từng vị trí công việc.
Ngoài ra, việc khảo sát và thảo luận nội bộ về tần suất sử dụng và tầm quan trọng của từng năng lực cụ thể cũng giúp cho việc xác định năng lực cần có trở nên chính xác và đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Bước 5: Triển khai, kiểm soát và cải tiến khung năng lực
Sau khi đã xây dựng các khung năng lực chuẩn dành cho mỗi vị trí, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nhân sự. Đây là công việc đòi hỏi chuyên môn rất cao, nếu như các doanh nghiệp không đủ nguồn nhân lực có thể thuê các công ty ngoài thực hiện hoặc tham khảo các chuyên gia.
Kết quả của quá trình đánh giá năng lực nhân viên sẽ giúp các nhà lãnh đạo xác định được khoảng cách năng lực và tiến hành thực hiện đào tạo nhằm đạt được các năng lực đề ra.
Chúng tôi rất hy vọng những kiến thức từ bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng được một khung năng lực hiệu quả và đem lại hiệu quả cao trong quản lý và phát triển năng lực nhân viên. Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện khung năng lực là một quá trình liên tục, do đó doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật và điều chỉnh khung năng lực của mình để đảm bảo nó phù hợp với thực tế và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.
Xem thêm: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NHÂN VIÊN ĐEM LẠI HIỆU QUẢ THẾ NÀO CHO CÁC TỔ CHỨC NGÀY NAY?