Năng lực chuyên môn là một trong những nền tảng và điều kiện cần thiết để giúp hồ sơ của các nhân viên, ấn tượng hơn trong bài đánh giá năng lực từ doanh nghiệp. Nhưng để được đánh giá là một nhân viên ưu tú, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hỗ trợ họ trong việc nâng cao năng lực và tìm hiểu về chuyên môn của bản thân. Vậy doanh nghiệp phải làm thế nào để làm điều đó? Để SKALE sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, qua bài viết sau đây.
1. Thế nào là năng lực chuyên môn?
1.1 Khái niệm về năng lực, khung năng lực
Đối với một cá nhân, năng lực có thể hiểu là một kỹ năng hay khả năng mà họ có thể sử dụng để thực hiện một tác vụ hoặc một mục tiêu nào đó. Năng lực có thể bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tài năng, thái độ và sự sáng tạo.
Ngoài ra, việc sử dụng nguồn năng lực hợp lý, sẽ giúp cho cá nhân cũng như doanh nghiệp được phát triển, đạt được nhiều thành công cho cả hai bên. Việc này đòi hỏi, các nhà lãnh đạo phải hiểu và nắm bắt được năng lực chuyên môn của từng nhân viên đang hoạt động trong doanh nghiệp đó.
Hiện nay, chưa có các công cụ thống kê thông số một cách chính xác. Các doanh nghiệp có thể dựa vào khung năng lực để đánh giá cũng dễ dàng sàng lọc các nhân viên.
Khung năng lực là các hệ thống được phát triển để định lượng và đánh giá năng lực của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Các khung năng lực thường bao gồm các tiêu chuẩn và chỉ số được xác định trước để đánh giá năng lực của một đối tượng.
Có nhiều loại khung năng lực khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Tuy nhiên, chúng có thể được phân loại vào ba nhóm chính:
- Khung năng lực cá nhân: Đây là loại khung năng lực đánh giá năng lực chuyên môn của một cá nhân, và thường bao gồm các tiêu chí như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng và tài năng.
- Khung năng lực tổ chức: Loại khung năng lực này đánh giá năng lực của tổ chức, và thường bao gồm các tiêu chí như quản lý tài chính, kỹ năng lãnh đạo, động lực nhân viên và chiến lược phát triển.
- Khung năng lực ngành: Loại khung năng lực này đánh giá năng lực của một ngành hoặc lĩnh vực nào đó, và thường bao gồm các tiêu chí như kinh nghiệm trong lĩnh vực đó, các chuẩn mực và quy trình, cũng như các tiêu chí phù hợp về chuyên môn của bản thân thật chất lượng.
Mỗi loại khung năng lực có vai trò quan trọng trong việc định hướng cũng như phát triển năng lực của cá nhân, tổ chức các loại chuyên ngành, giúp họ đạt được thành công, phát triển bền vững và nâng cao khả năng chuyên môn của mỗi người.
1.2 Năng lực chuyên môn là gì?
Năng lực chuyên môn được hiểu là khả năng và kiến thức của một cá nhân trong một lĩnh vực nghề nghiệp, đặc biệt một cá nhân cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết để góp phần xây dựng và phát triển cho doanh nghiệp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Đây được xem là một yếu tố quan trọng giúp nhân viên đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp và tạo ra nhiều giá trị hơn cho tổ chức.
2. Làm thế nào để phát triển năng lực chuyên môn một cách hợp lý?
Để phát triển năng lực chuyên môn hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu thêm về những kiến thức mới trong lĩnh vực của mình, các tổ chức cũng có thể cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển để giúp nhân viên của họ phát triển bản thân của mình, từ đó tăng cường năng suất và hiệu quả làm việc của tổ chức.
Việc định hướng đúng về năng lực là không hề dễ, điều này đòi hỏi quá trình phát triển và tiếp thu của mỗi người. Ngoài ra bạn thực hiện các bước sau đây:
- Tìm hiểu về lĩnh vực của bản thân: Hãy tìm hiểu về xu hướng phát triển của lĩnh vực mà bạn đang làm việc, các công nghệ mới, các quy trình làm việc tiên tiến. Việc liên tục cập nhật các xu hướng mới sẽ giúp các cá nhân nâng cao năng lực chuyên môn.
- Tìm hiểu thêm về các khóa đào tạo: Các khóa đào tạo sẽ giúp bạn cập nhật và nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Hãy điều tra và tham gia vào các khóa đào tạo phù hợp với lĩnh vực của bạn.
- Tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ: Việc xây dựng các mối quan hệ đặc biệt là trong lĩnh vực mà bạn bạn đang theo đuổi. Sẽ giúp bạn học thêm được nhiều kiến thức mới, cũng như trao đổi các năng lực chuyên môn với nhau, điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện về kỹ năng cũng như kiến thức của mình.
- Thực hành: Thực hành là cách tốt nhất để nâng cao khả năng và tư duy của mỗi người. Hãy tìm cách áp dụng những kiến thức và kỹ năng của mình vào thực tế, và đặt ra các mục tiêu để thử nghiệm và phát triển các kỹ năng mới.
3. Những lưu ý nên nhớ trong quá trình phát triển bản thân?
Trong quá trình nhận thức và phát triển sâu hơn về khả năng của bản thân, đòi hỏi các cá nhân cũng như tổ chức phải thực hiện điều này một cách hợp lý. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích, sẽ giúp bạn tránh khỏi một số vấn đề trong quá trình phát triển năng lực của bản thân:
- Xác định rõ mục tiêu: Bạn cần có một mục tiêu rõ ràng và cụ thể về những gì bạn muốn đạt được trong lĩnh vực của mình, cũng như những mong muốn của bạn trong việc phát triển năng lực chuyên môn.
- Tìm nguồn học liệu phù hợp: Tìm kiếm các nguồn học liệu phù hợp để cập nhật và nâng cao kiến thức của mình, bao gồm sách báo, tài liệu, video hướng dẫn và các khóa học trực tuyến hoặc offline nhằm giúp nâng cao năng lực chuyên môn của bạn. Lưu ý là nên tham khảo các trang và khóa đào tạo thật uy tín và phù hợp với bạn.
- Định hướng phát triển dài hạn: Tìm hiểu và định hướng phát triển dài hạn trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Đây cũng chính là lý do vì sao bạn cần có một mục tiêu rõ ràng, sau đó hãy duy trì và phát triển chúng. Để bản thân bạn luôn được trao dồi thêm mỗi ngày.
Có thể thấy, năng lực chuyên môn của mỗi người chính là một trong những “thước đo” sự thành công của họ. Việc hiểu rõ, duy trì và phát triển chúng sẽ giúp bạn khai thác thêm được những điểm mạnh của bản thân mình. Không những vậy, bạn cũng sẽ nhận được thêm sự tín nhiệm từ các doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể áp dụng từ điển năng lực để có thể dễ dàng kiểm soát và hiểu hơn về năng lực cũng như chuyên môn của các nhân viên.
Xem thêm: Từ Điển Năng Lực Dành Cho Doanh Nghiệp Được Xây Dựng Như Thế Nào?