Hệ thống đánh giá năng lực đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, một doanh nghiệp phát triển cần nhiều yếu tố và năng lực nhân viên cũng nằm trong những yếu tố đó.ậy nên mỗi một doanh nghiệp nên chú trọng vào việc xây dựng hệ thống đánh giá năng lực nhân viên một cách khoa học, chi tiết và phù hợp với từng mô hình văn hóa doanh nghiệp khác nhau.
Dưới đây là gợi ý 3 hệ thống đánh giá nhân viên mà Skale chia sẻ nhằm giúp mọi người có thể hiểu hơn về hệ thống đánh giá năng lực nhân viên.
Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên là gì?
Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên là một trong những quy trình quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng nên xây dựng, nó bao gồm các nội dung, phương pháp và cách thức triển khai cho việc đánh giá nhân viên trong công ty.
Bởi tầm quan trọng và không hề đơn giản, nên hệ thống đánh giá năng lực cần được đầu tư và xây dựng một cách hoàn chỉnh. Không chỉ riêng đối với những doanh nghiệp lớn, đa chi nhánh, có mạng lưới nhân sự rộng rãi và khó kiểm soát, mà cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên nhằm nâng cao chất lượng nhân viên giúp cho doanh nghiệp ngày càng một phát triển hơn.
Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên quan trọng như thế nào?
Hệ thống đánh giá năng lực nhân viên là quá trình để doanh nghiệp quản lý chất lượng và đánh giá nhân sự của mình trong quá trình làm việc, cũng như mức độ phù hợp của nhân viên đó với văn hóa công ty cùng vị trí hiện tại.
Thông qua hệ thống đánh giá năng lực nhân viên doanh nghiệp có thể kịp thời đưa ra những hình thức khen thưởng hoặc cân chỉnh lại đối với nhân viên đó, góp phần giúp nhân viên có thể phát triển hơn trong tương lai.
Ngoài ra hệ thống đánh giá nhân viên còn có những yếu tố quan trọng như:
Giúp nhân viên nhìn nhận lại năng lực làm việc của chính mình
Hệ thống đánh giá năng lực công việc của nhân viên sẽ giúp cho ra kết quả về sự tiến bộ của nhân viên đó trong công việc, kết quả này sẽ là bằng chứng để nhân sự có thể nhìn lại và tự đánh giá bản thân của mình đã làm việc tốt chưa? có cần thay đổi gì để phát triển tốt hơn hay không?
Nhân viên cũng có thể xác định được điểm tốt và điểm yếu của bản thân để kịp thời khắc phục và sửa chữa các lỗi sai hoặc yếu điểm của mình. Tạo cho nhân viên môi trường phát triển tốt hơn về nhiều mặt nâng cao ý thức tự giác và tính chủ động cho nhân viên của mình.
Tăng cường kết quả hoàn thành công việc của nhân viên
Thông qua hệ thống đánh giá năng lực nhân viên, doanh nghiệp có thể theo dõi cũng như đo lường được hiệu suất làm việc của nhân viên đó, để có thể xây dựng lộ trình phù hợp, giúp nhân sự có thêm động lực hoàn thành công việc được giao và hiểu rõ hơn về năng lực của bản thân, phấn đấu giúp cho bản thân có thể phát triển toàn diện nhất.
Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan nhất về nhân sự của mình
Nhờ hệ thống đánh giá năng lực nhân viên, doanh nghiệp có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá khác nhau cho từng nhân viên, nhưng vẫn phải đảm bảo được tính khách quan và sự công bằng.
Từ đó có thể cho ra những đánh giá công tâm và rõ ràng hơn đối với nhân sự của mình để đưa ra mức thưởng hay phạt phù hợp với nhân viên đó, nhờ đó không phải bỏ sót một nhân tài nào cho sự phát triển của doanh nghiệp.
3 hệ thống đánh giá nhân viên hiệu quả nhất
Có rất nhiều hệ thống đánh giá năng lực nhân viên cho doanh nghiệp, nhưng nhìn chung hệ thống nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm, Skale sẽ gợi ý cho bạn 3 hệ thống mà phổ biến và hữu ích nhất hiện nay:
Hệ thống đánh giá 360 độ
Hệ thống đánh giá 360 độ dựa trên sự đánh giá của mọi người ví dụ như: Người hướng dẫn trực tiếp, đồng nghiệp trong team hoặc trong công ty, phòng ban khác nhưng làm việc cùng nhau thường xuyên, khách hàng, hoặc có thể là sếp,… Mỗi người sẽ được gửi một bảng đánh giá, trong đó sẽ bao gồm tên của các đồng nghiệp được xếp loại năng lực giống nhau nhằm đưa ra các đánh giá tương ứng và công tâm nhất.
Bằng cách này không chỉ đưa ra các đánh giá về năng lực chuyên môn mà còn bao gồm cả thái độ làm việc, sự phù hợp với văn hóa công ty. Hình thức đánh giá đa chiều sẽ góp phần đem lại tính công bằng và khách quan hơn, nhưng cũng sẽ khó kiểm soát và phức tạp hơn.
Hệ thống đánh giá thông qua dịch vụ đánh giá phân tích hành vi
Với hình thức đánh giá này, nhân viên sẽ kiểm tra năng lực thông qua dịch vụ đánh giá năng lực hành vi. Bằng cách thông qua bài test đánh giá năng lực DISC và Extended DISC giúp doanh nghiệp xác định được tính cách của nhân viên. Từ đó, cải thiện mối quan hệ giữa nhân sự và chủ doanh nghiệp.
Bài test cũng giúp doanh nghiệp và nhân sự nhận diện tiềm năng & phát triển năng lực. Xác định khoảng lệch hành vi so với yêu cầu để thay đổi & cải thiện phù hợp. Nhận diện điểm mạnh theo phong cách lãnh đạo của doanh nghiệp, để tìm nhân tố phát triển cho đội ngũ kế cận, tăng chất lượng năng lực nhân viên, sử dụng hiệu quả chi phí,… Những ưu điểm về dịch vụ đánh giá phân tích hành vi như:
Hiệu quả chi phí
Nếu không đánh giá đúng nhân viên sẽ dẫn tới lãng phí nguồn lực hoặc bỏ lỡ chi phí cơ hội. Chỉ với 1 bài đánh giá có thể chuyển thành nhiều dạng báo cáo tùy theo nhu cầu sử dụng, không cần tốn thời gian để làm lại nhiều lần.
Tin cậy
Extended DISC đang được sử dụng tại 110 quốc gia với 77 ngôn ngữ. Công cụ này được chứng nhận và thường xuyên tái chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy và chính xác.
Khả năng tùy chỉnh
Extended DISC được “may đo” theo hành vi tổ chức mong muốn hoặc yêu cầu & vai trò từng vị trí được đánh giá, giúp nhận diện và dùng đúng người.
Tham khảo thêm về dịch vụ đánh giá phân tích hành vi tại đây: https://skale.asia/san-pham/skale-referral/bronze-package/
Hệ thống đánh giá qua mục tiêu
Các hình thức để đánh giá qua hệ thống này đó chính là sử dụng phương pháp đánh giá như KPI, OKR. Thông qua hệ thống này nhân viên và người hướng dẫn của mình sẽ cùng đặt ra mục tiêu cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, và phải đảm bảo được những tiêu chính SMART: Tính cụ thể (specific), hiệu suất đo lường (measurable), tính khả thi (attainable), tính liên quan (relevant) và có giới hạn về thời gian thực hiện (time-bound).
Và còn rất nhiều hệ thống quản lý khác mà doanh nghiệp có thể linh động sử dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình nhất.
Tạm kết
Bài viết trên đây giúp bạn có thể hiểu cơ bản về hệ thống đánh giá năng lực nhân viên, và các hệ thống đang phổ biến nhất. Chúc bạn sớm có thể xây dựng được hệ thống đánh giá năng lực nhân viên hoàn chỉnh và tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.